Giải đáp Việt Nam có 63 hay 64 tỉnh thành?

Việt Nam có 63 hay 64 tỉnh thành tưởng chừng là câu hỏi mà bất cứ ai cũng có thể dễ dàng trả lời. Thế nhưng do sự điều chỉnh địa giới hành chính của Tp.Hà Nội năm 2008 mà thắc mắc này lại khiến không ít người bối rối. Nếu bạn cũng nằm trong số đó thì tham khảo ngay bài viết này của othersheepexecsite.com chúng tôi để được giải đáp chi tiết nhất nhé.

I. Đặc điểm chung của lãnh thổ Việt Nam

Việt Nam
Việt Nam với địa hình chính 3/4 là đồi núi

Việt Nam thuộc khu vực Đông Nam Á, với đường biên giới phía Bắc giáp với Trung Quốc; phía Tây giáp với Lào và Campuchia; phía Đông giáp với biển Đông. Với vị trí địa lý này, nước ta thuộc đới khí hậu gió mùa với đặc trưng nóng ẩm và mưa nhiều. Địa hình Việt Nam có đến ¾ là đồi núi. Chính vì thế mà nước ta có nguồn tài nguyên rừng rất phong phú bên cạnh tài nguyên biển bao la. Có thể thấy đây đều là những tiền đề quan trọng cho sự phát triển kinh tế của từng vùng miền.

II. Việt Nam có bao nhiêu tỉnh thành?

Chắc chắn nếu không để ý, rất nhiều người sẽ nhầm lẫn về địa lý Việt Nam có 63 hay 64 tỉnh thành. Theo đó, từ năm 2008 trở về trước thì nước ta có 64 tỉnh. Tuy nhiên, sau lần thay đổi địa giới hành chính năm 2008, Hà Tây đã được sáp nhập vào Tp.Hà Nội từ ngày 1/8/2008. Từ đó đến nay, Việt Nam bao gồm 63 tỉnh thành, không còn tỉnh Hà Tây nữa.

Trong đó, có 28 tỉnh thành và thành phố trực thuộc trung ương có vị trí giáp với biển. Đây đều là những đơn vị hành chính có vị trí đặc biệt trong nền kinh tế cũng như đảm bảo an ninh, chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

Việt Nam
Hiện nay Việt Nam có 63 tỉnh thành

Để có được con số 63 tỉnh thành như ngày nay, Việt Nam đã phải trải qua hàng ngàn năm lịch sử cũng như có nhiều lần thay đổi phạm vi lãnh thổ, phân chia ranh giới các vùng miền. Dưới đây là danh sách cụ thể 63 tỉnh thành ở Việt Nam.

  • An Giang
  • Bà Rịa – Vũng Tàu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bạc Liêu
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Bình Định
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Cao Bằng
  • Đà Nẵng
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Điện Biên
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Nội
  • Hà Tĩnh
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Lào Cai
  • Long An
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Tây Ninh
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thanh Hóa
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • TP.Hồ Chí Minh
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Yên Bái

III. Đặc điểm các vùng miền tại Việt Nam

Như đã chia sẻ khi giải đáp thắc mắc Việt Nam có 63 hay 64 tỉnh thành thì đất nước ta trải dọc theo hình chữ S, gồm có 63 tỉnh thành và được chia thành 8 vùng miền mang những điểm đặc biệt như sau

1. Vùng Đông Bắc Bộ

Việt Nam
Bản đồ khu vực Đông Bắc

Đông Bắc Bộ hay còn gọi là vùng Đông Bắc gồm có 9 tỉnh thành là Cao Bằng, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Hà Giang, Quảng Ninh.

Địa hình của vùng chủ yếu là đồi núi, nằm ở khu vực phía Bắc và Đông của vùng Bắc Bộ. Nơi đây được xem là có vị trí quan trọng với biên giới giáp với Trung Quốc và phía Đông giáp với vịnh Bắc Bộ.

Khí hậu của Đông Bắc Bộ là mùa đông lạnh, đang là một trong những điểm du lịch hấp dẫn của nhiều du khách trong và người nước.

2. Vùng Tây Bắc Bộ

Việt Nam
Các tỉnh thành thuộc vùng Tây Bắc

Tây Bắc Bộ hay còn được gọi là Tây Bắc, gồm có 6 tỉnh thành là Điện biên, Hòa Bình, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La và Yên Bái. Vùng cũng giáp với Trung Quốc và Lào. Đặc điểm chính của khu vực Tây Bắc là đồi núi hình vòng cung hiểm trở, vị trí chính xác được xác định là nằm phía Tây của khu vực Bắc Bộ.

Tây Bắc cũng là nơi có hệ sinh thái rừng nguyên sinh rất phong phú và tập trung nhiều dân tộc thiểu số sinh sống.

3. Vùng Đồng Bằng sông Hồng

Việt Nam
Khu vực đồng bằng sông Hồng

Đồng bằng sông Hồng có 2 thành phố trực thuộc Trung ương và 8 tỉnh, đó là Bắc Ninh, Hà Nam, Thành phố Hà Nội, Hải Dương, Thành phố Hải Phòng, Nam Định, Hưng Yên, Ninh Bình, Thái Bình và Vĩnh Phúc.

Nơi đây có đất phù sa màu mỡ và nông nghiệp rất phát triển. Đồng bằng sông Hồng có vị trí tiếp giáp với Tây Bắc Bộ và Đông Bắc Bộ và một phần giáp với vịnh Bắc Bộ. Địa hình của khu vực này chủ yếu là đồng bằng có xen chút đồi núi.

4. Vùng Bắc Trung Bộ

Việt Nam
Các tỉnh thuộc vùng Bắc trung Bộ

Bắc Trung Bộ có vị trí nằm trải dài từ phía nam Ninh Bình đến đèo Hải Vân, bao gồm 6 tỉnh thành có diện tích khá rộng lớn. Đó là Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

Vùng có vị trí tiếp giáp với Đồng bằng sông hồng, biển Đông, Nam Trung Bộ và phía tây là biên giới với Lào. Vùng có khí hậu khắc nghiệt, thiên tai bão lũ nhiều quanh năm.

5. Vùng Nam Trung Bộ

Việt Nam
Bản đồ miền Nam Trung Bộ

Vùng Nam Trung Bộ được tạo thành với 1 thành phố trực thuộc trung ương và 7 tỉnh, đó là thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Bình thuận, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Phú Yên.

Tại đây tiếp giao với khu vực Bắc Trung Bộ, Lào, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và biển Đông. Nam Trung Bộ được đánh giá là vùng có vị trí địa lý lý tưởng, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế mạnh mẽ và thuận lợi. Khu vực này có những hạn chế nhất định với mật độ thiên tai lớn. thế nhưng, Nam Trung Bộ lại là vùng có nguồn tài nguyên biển dồi dào.

6. Vùng Tây Nguyên

Việt Nam
Bản đồ khu vực Tây Nguyên

Tây Nguyên được biết đến là vùng đất đỏ bazan màu mỡ. Khu vực này bao gồm 5 tỉnh thành, đó là Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng. Vùng có diện tích lớn, vị trí tiếp giáp với Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và có đường biên giới với Lào, Campuchia.

7. Vùng Đông Nam Bộ

Việt Nam
Bản đồ các tỉnh thuộc Đông Nam Bộ

Đông Nam Bộ gồm có 1 thành phố trực thuộc trung ương và 5 tỉnh thành, đó là Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh và Tây Ninh.

Đây là khu vực có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ và lý tưởng nhất của cả nước. Đồng thời vùng cũng được đánh giá là vùng kinh tế trọng điểm ấn tượng với chất lượng cuộc sống của người dân cải thiện rất nhiều. Đông Nam Bộ có vị trí tiếp giáp với Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, ĐBSCL, biển Đông và một phần biên giới với Campuchia.

8. Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL)

Việt Nam
Sơ đồ các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long

ĐBSCL được biết đến với cái tên quen thuộc là miền Tây ở phía Nam của Tổ quốc, với 1 thành phố trực thuộc trung ương và 12 tỉnh thành khác nhau, đó là An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Thành phố Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long.

Khu vực có vị trí tiếp giáp với Biển Đông, Đông Nam Bộ và Campuchia. Có thể nói, ĐBSCL chính là vùng được thiên nhiên ưu ái với thời tiết mưa thuận, gió hòa quanh năm và cũng là vựa trái cây lớn nhất cả nước.

Trên đây là danh sách các tỉnh thành phố của Việt Nam kéo dài từ Bắc vào Nam. Qua đó giúp bạn dễ dàng trả lời được thắc mắc Việt Nam có 63 hay 64 tỉnh thành. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích về địa lý của đất nước.

Viết một bình luận