Như chúng ta cũng biết thời gian mang thai là thời gian vất vả của người phụ nữ đặc biệt sau khi sinh sức khỏe người phụ nữ thường bị giảm sút và mệt mỏi vì thế thời gian chăm sóc sức khỏe sau khi sinh được nhiều người đặc biệt quan tâm đến. Vậy ở cữ là gì hay việc cần làm trong thời gian ở cữ để phục hồi sức khỏe tốt nhất là gì? Cùng othersheepexecsite tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
I. Ở cữ là gì? Thời gian ở cữ bao lâu?
Ở cữ là gì? Ở cữ hay kiêng cữ sau sinh là khoảng thời gian mà người phụ nữ cần nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe sau khi trải qua việc sinh nở. Người ta vẫn thường nói “phụ nữ đau đẻ như gãy 20 cái xương sườn cùng lúc” vì thế sau khi sinh đẻ sức khỏe và tinh thần của họ yếu đi rất nhiều và cần có một khoảng thời gian để họ nghỉ ngơi cũng như kiêng khem giúp cho sức khoẻ được phục hồi nhanh hơn.
Nếu không ở cữ dễ dẫn đến các bệnh hậu sản sau này như người mẹ dễ bị đau đầu, đau lưng, cơ thể mệt mỏi, hay ốm vặt vì thế quan niệm ở cữ hay kiêng cữ sau sinh là một việc rất cần thiết.
Vậy thời gian ở cữ là bao lâu? Theo nhiều quan niệm dân gian phụ nữ cần ở cữ khoảng 3 tháng đến 6 tháng và cần kiêng khem nhiều việc nhưng hiện nay theo nhiều nghiên cứu khoa học phụ nữ sau sinh chỉ cần ở cữ khoảng 1 tháng. Trong thời gian mẹ bỉm cần tuân thủ nhiều điều về dinh dưỡng và sinh hoạt để cơ thể phục hồi nhanh hơn cung cấp các dưỡng chất cho bé qua sữa mẹ.
II. Một số việc nên làm trong thời gian kiêng cữ
Vậy các mẹ cần làm những gì trong thời gian ở cữ? Dưới đây một số việc mà chị em phụ nữ sau sinh cần chú ý đến để tránh một số hậu quả đáng tiếc sau khi sinh nở như:
1. Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Ở cữ nên ăn gì là câu hỏi được nhiều người thắc mắc vì dinh dưỡng rất quan trọng trong việc phục hồi cơ thể của người phụ nữ. Vậy dưới đây là một số thực phẩm nên bổ xung sau khi sinh:
- Thực phẩm nhiều canxi, protein và khoáng chất
- Thực phẩm giàu vitamin: Vitamin giúp sản sinh tế bào cũng như giúp các vết thương hở nhanh lành vì thế các mẹ có thể nạp thêm các loại rau xanh giàu vitamin như bông cải xanh, rau cải bó xôi hay trái cây như cam, đu đủ,..
- Các loại hạt, ngũ cốc: Các loại hạt hay ngũ cốc giàu carbohydrate giúp duy trì năng lượng cho mẹ cũng như bổ xung thêm sữa bạn có thể bổ xung lúa mì, gạo nâu,..
- Thực phẩm giàu sắt: Sắt giúp duy trì nồng độ hemoglobin tăng sinh hồng cầu và tăng cường khả năng miễn dịch vì thế cần bổ xung một số thực phẩm giàu sắt như lòng đỏ trứng, thịt bò, gan bò,…
- Thực phẩm giàu chất xơ: Các thực phẩm giàu chất xơ sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt giảm nguy cơ táo bón sau sinh như trái cây tươi, phô mai, sữa chua, nấm, cà rốt, rau ngót,…
- Nước ép trái cây, trà thảo dược giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa bổ xung nước cho mẹ bỉm khi khó ăn.
- Bổ xung nghệ, tỏi, gừng có tác dụng chống viêm tốt.
Bên cạnh đó người phụ nữ sau sinh cần kiêng ăn đồ mặn vì rất dễ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa như táo bón hay tăng huyết áp. Và cũng tránh các thực phẩm lên men hay thực phẩm chế biến sẵn, đồ sống, đồ lạnh,..
2. Không nên tập thể dục nặng hay làm việc nặng
Sau khi sinh nở sức khỏe của nhiều người phụ nữ vẫn còn rất yếu thì thế việc khiêng vác vật nặng hay tập thể dục nặng sẽ khiến khí huyết khó lưu thông hay các vết mổ không được phục hồi ảnh hưởng đến tầng sinh môn. Vì thế lúc này người phụ nữ chỉ nên vận động đi lại nhẹ nhàng.
3. Không tự ý uống thuốc
Vì nuôi con bằng sữa mẹ nên mẹ tự uống thuốc sẽ ảnh hưởng đến nguồn sữa nuôi con vậy nên khi sử dụng thuốc hãy xin lời khuyên từ bác sĩ là tốt nhất!
4. Kiêng quan hệ vợ chồng
Thông thường sau khi sinh nở cơ thể người phụ nữ cần để 4-6 tuần mới có thể phục hồi vậy nên trong giai đoạn này nên tránh việc quan hệ vợ chồng dễ gây ra nhiễm trùng hay chảy máu vùng kín rất nguy hiểm.
Và sau thời gian này cần có biện pháp ngừa thai phù hợp để tránh mai thai lại quá sớm sẽ ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản sau này.
5. Hạn chế căng thẳng, mệt mỏi
Tâm lý căng thẳng và mệt mỏi sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ khiến bé dễ bị khóc khó chịu hay chậm lớn vậy nên người phụ nữ cần giữ tâm lý thoải mái nhất. Lúc này có thể nói chuyện với gia đình để hỗ trợ giúp bạn bớt căng thẳng và mệt mỏi.
6. Không tắm nước lạnh
Một trong những việc không nên làm khi ở cữ chính là việc tắm nước lạnh hay tiếp xúc với nước lạnh. Vì tắm nước lạnh có thể gây nhiễm lạnh nhiễm khuẩn gây nhiễm trùng rất nguy hiểm.
Lưu ý sau khi sinh 2-3 ngày mẹ mới nên tắm và gội lúc này chỉ sử dụng nước ấm và không nên tắm quá lâu. Sau khi tắm có thể xông hơi bằng lá bạc hà, kinh giới hay tía tô để bài tiết chất thải qua mồ hôi đồng thời làm ấm cơ thể.
7. Không sử dụng chất kích thích
Việc sử dụng chất kích thích như đồ uống có cồn hay cafein dễ khiến bạn bị cao huyết áp mà bạn lại đang nuôi con bằng sữa mẹ thì tuyệt đối không nên sử dụng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
8. Phụ nữ sau sinh không nên nói to
Phụ nữ sau sinh thường mệt mỏi nếu nói to có thể dễ bị hụt hơi vì thế việc nên làm trong thời gian ở cữ là không nên nói to cũng cần hạn chế xem tivi và sử dụng các thiết bị thông minh để mắt không bị mỏi mệt.
III. Những quan điểm sai trong ở cữ sau sinh
Bên cạnh những quan niệm đúng đắn về việc ở cữ thì hiện nay còn rất nhiều những quan điểm sai lầm trong việc kiêng khem sau khi sinh mà các chị em phụ nữ cũng nên chú ý tới như:
1. Nằm than
Theo quan niệm dân gian nằm than sẽ giúp cơ thể người phụ nữ ấm nhanh lành vết thương hơn tuy nhiên quan niệm này lại sai lầm khi than cháy sẽ sản sinh ra C02 sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.
2. Phòng ngủ che kín gió
Nhiều người cho rằng, gió là nguyên nhân gây ra sốt sản hậu, vì thế phòng của các bà mẹ thường khép kín, che chắn hết các cửa không cho thoáng khí và gió vào. Tuy nhiên đến ngày nay thì đây là quan điểm không đúng các phòng người phụ nữ sau sinh cần có gió và ánh nắng giúp cho sự lưu thông không khí tốt, diệt khuẩn, bụi, nấm mốc không thể phát triển được.
3. Không đánh răng và chải đầu
Vì các bà mẹ ăn nhiều bữa trong ngày nên không đánh răng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng vì thế có thể sử dụng bàn chải mềm và nước ấm để đánh răng. Những ngày đầu nếu chưa đánh răng thì có thể súc miệng bằng nước muối loãng. Còn việc chải đầu vẫn thực hiện hàng ngày bình thường không nên chải mạnh quá.
4. Không nói chuyện
Theo quan niệm cũ thì nếu sau sinh người phụ nữ nói chuyện nhiều sẽ bị nói nhịu tuy nhiên quan niệm hoàn toàn sai lầm và không có căn cứ khoa học vì thế sản phụ vẫn nên nói chuyện tránh nói to để giảm căng thẳng.
IV. Một số dấu hiệu cần lưu ý sau khi sinh
Trong thời gian ở cữ nếu mẹ bỉm có gặp phải một số dấu hiệu như sau thì nên đi thăm khám bác sĩ:
- Gặp tình trạng sốt cao trên 38°C.
- Vết mổ hoặc vết rạch tầng sinh môn bị sinh đỏ, chảy mủ.
- Sản dịch ra nhiều bất thường, có chứa cục máu đông hay dịch âm đạo có mùi hôi.
- Tiểu buốt, tiểu són, không kiểm soát được vấn đề tiểu tiện.
- Viêm sưng vùng vú, chảy máu, núm vú nứt.
- Đau bụng nhiều hay đau đầu nhiều.
- Đau ngực, ho, nôn hoặc buồn nôn.
- Tâm lý hoảng loạn, có dấu hiệu trầm cảm sau sinh,..
V. Lời kết
Trên đây là những thông tin về ở cữ là gì được rất nhiều người thắc mắc và tìm hiểu. Hy vọng với những thông tin mà othersheepexecsite cung cấp ở trên có thể các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề ở cữ cũng như biết cách ở cữ đúng đắn nhất để nhanh phục hồi sức khỏe. Cảm ơn các bạn đã đón đọc!